Công chúng mục tiêu của chiến dịch Truyền thông Marketing là ai?
Truyền thông Marketing là các hoạt động truyền tải thông tin, nhằm tiếp cận và thay đổi hành vi, nhận thức của khách hàng. Vì vậy, bước đầu tiên của một chiến dịch Truyền thông Marketing đó là xác định nhóm đối tượng mục tiêu – người sẽ tiếp nhận các thông tin từ doanh nghiệp.
Thông thường, nhóm này sẽ bao gồm khách hàng mục tiêu. Trong một số trường hợp, công chúng mục tiêu sẽ là những người ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu. Ví dụ, đối với dòng sản phẩm sữa tươi, người ảnh hưởng ở đây chính là con cái. Nếu trẻ yêu thích một nhãn hàng, cha mẹ thường có xu hướng mua sắm sản phẩm thuộc thương hiệu đó để thỏa mãn sở thích của trẻ.
Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch Truyền thông Marketing là gì?
Không doanh nghiệp nào bỏ tiền ra làm truyền thông chỉ để cho có. Mỗi một chiến dịch Truyền thông Marketing đều có các mục tiêu khác nhau. Mục tiêu ở đây có thể là gia tăng độ phủ thương hiệu, xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu hoặc xử lý một sự cố truyền thông nào đó. Đặc biệt, mục tiêu phải cụ thể. Ví dụ, thay vì nói “Tăng mức độ nhận biết thương hiệu”, hãy nói ” Tăng mức độ nhận biết thương hiệu lên 40%”. Mục tiêu càng cụ thể, quá trình thực thi và đo lường hiệu quả lại càng chính xác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải chú ý sự khác nhau giữa khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng. Bởi lẽ, mục tiêu và phương thức khi truyền thông đến hai đối tượng này là khác nhau. Đối với khách hàng hiện có, họ đã biết đến sản phẩm của bạn. Vì vậy, mục tiêu truyền thông ở đây nên chú trọng vào xây dựng sự gắn kết và lòng trung thành thương hiệu. Trong khi đó, với các khách hàng tiềm năng chưa từng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu và thúc đẩy khách hàng mua sắm.
Đâu là thông điệp chính của chiến dịch Truyền thông Marketing?
Thông điệp là xương sống của toàn bộ chiến dịch Truyền thông Marketing. Một thông điệp phù hợp sẽ là nền tảng cho chiến dich thành công. Ngược lại, những thông điệp hời hợt rất dễ bị khách hàng bỏ qua. Bởi bình thường, họ đã bị tấn công bởi quá nhiều luồng thông tin, không chỉ từ doanh nghiệp mà còn xuất phát từ các tổ chức khác. Vì vậy, chỉ những gì thực sự nổi bật mới có thể lọt vào tâm trí của họ. Thông điệp truyền thông chuẩn cần cụ thể, rõ ràng và đem lại giá trị cho khách hàng.
Phương thức tiếp cận nào hiệu quả nhất?
Có rất nhiều phương tiện mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong chiến dịch Truyền thông Marketing, ví dụ như báo chí, internet, email, banner, leaflet… Tốt nhất, nên chọn những phương tiện gần gũi với đối tượng. Ví dụ, đối với giới trẻ, yêu thích công nghệ và mạng xã hội, các kênh truyền thông như Facebook chính là phương án phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức truyền thông khác nhau tùy vào khả năng của doanh nghiệp, mục tiêu của chiến dịch và đối tượng mục tiêu. TVC khá đắt đỏ nhưng lại có thể tiếp cận với nhiều nhóm công chúng khác nhau, trong khi mạng xã hội có chi phí thấp hơn, nhưng chỉ giới hạn trong một nhóm người sử dụng nhất định.
Làm cách nào để giám sát và đánh giá kết quả chiến dịch Truyền thông Marketing?
Nhiều doanh nghiệp thường lơ là ở bước giám sát và đánh giá kết quả. Thế nhưng, đây lại là một trong những khâu quan trọng nhất trong chiến dịch Truyền thông Marketing. Có rất nhiều rủi ro khi thực hiện một chiến dịch truyền thông, ví dụ như khách hàng hiểu sai thông điệp, triển khai thiếu đồng bộ, nội dung truyền thông bị lỗi… Chỉ khi giám sát thường xuyên, doanh nghiệp mới có thể nhận biết và xử lý kịp thời các sự cố này. Hơn nữa, việc giám sát và đánh giá chiến dịch Truyền thông Marketing cũng giúp doanh nghiệp rút ra các bài học kinh nghiệm, để hiệu chỉnh lại chiến dịch hiện tại và cải thiện những chiến dịch Truyền thông Marketing tiếp theo.
Trên đây là 5 câu hỏi bắt buộc mà mọi doanh nghiệp phải trả lời khi thực hiện một chiến dịch Truyền thông Marketing. Để biết thêm các thông tin hữu ích và được hỗ trợ triển khai các chiến dịch Truyền thông Marketing hiệu quả, hãy liên hệ Digipublic ngay hôm nay.
Digipublic – Lựa chọn khác biệt cho chiến dịch Truyền thông Marketing của bạn
Ngày nay có rất nhiều Agency ra đời, nhưng không phải dịch vụ nào cũng cung cấp đầy đủ toàn diện tất cả các bước từ sáng tạo content, quản trị fanpage, thiết kế website và hình ảnh, cho đến quảng cáo facebook, google, zalo,…như DigiPublic. Lúc đó, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức để tìm các tổ chức khác nhau cho mỗi bước, mỗi vấn đề, khiến các hoạt động không được thực hiện trôi chảy, mạch lạc và có sự gắn kết.
Đến với dịch vụ Marketing Online trọn gói tại DigiPublic, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm và đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Với 8 nhóm dịch vụ Marketing Online chính và hơn 20 dịch vụ phụ trợ khác, chúng tôi tự tin có thể thực hiện tất cả các khâu quảng bá cho khách hàng, từ hình ảnh, bài viết đến website, fanpage và các mẩu quảng cáo hấp dẫn.
Về việc chạy quảng cáo, nhiều tổ chức chỉ chạy theo cảm giác nên không hiệu quả. DigiPublic chúng tôi luôn tìm hiểu thị trường cung và cầu đối với doanh nghiệp, cùng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng để đưa ra nhắm chọn đối tượng phù hợp với khách hàng mục tiêu, mang lại kết quả tốt nhất.
Điều làm nên sự thành công của DigiPublic không chỉ nằm ở đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hay khả năng xử lý vấn đề linh hoạt, khéo léo mà còn nằm ở cái tâm của người làm nghề. Digipublic luôn mong muốn được gắn bó và sát cánh cùng quý khách hàng như một người bạn, người tư vấn và đồi tác thân thiết, giúp quý khách hàng giải quyết các vấn đề tồn đọng trong hoạt động kinh doanh bằng những giải pháp truyền thông thiết thực và hiệu quả.